Kỹ Thuật trồng và chăm sóc cây Chanh Tứ quý

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh tứ quý

Cây chanh tứ quý (chanh không hạt) sinh trưởng khoẻ, ra quả ngay trong năm đầu tiên. Quả ra quanh năm, to, màu vàng chanh, nhiều nước và nhất là không có hạt

Cây chanh tứ quý (chanh không hạt) sinh trưởng khoẻ, ra quả ngay trong năm đầu tiên. Quả ra quanh năm, to, màu vàng chanh, nhiều nước và nhất là không có hạt

Thông tin chung

Tên thường gọi: Chanh không hạt

Tên khác: Chanh tứ quý

Tên tiếng Anh: Bearss lime hoặc Tahiti lime

Tên khoa học: Citrus x latifolia (Yu. Tanaka) Tanaka

Thuộc họ Cam - Rutaceae

Giống chanh không hạt (Bearss lime) được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta trong một vài năm nay. Đặc điểm cây chanh không hạt khỏe mạnh, lá lớn, không gai, trái chùm, cây có thể cho năng suất trái 150-200 kg/năm, trái chanh to có vỏ mỏng, không hạt, nhiều nước, vị chua mùi thơm. Ngoài công dụng làm nước giải khát, trong ngành công nghiệp chanh còn được dùng làm hương liệu chế biến thực phẩm và hàng tiêu dùng

Cách trồng

- Thời vụ: Vụ xuân trồng vào tháng 2-3, vụ thu trồng từ tháng 8-10.

- Mật độ: Hố đào rộng 60-80cm, độ sâu tuỳ theo chất đất. Nếu đất đồi khoảng 60-80cm, đất bằng khoảng 30-40cm. Bón lót 20-30kg phân chuồng hoai mục. Khoảng cách hố trồng thích hợp là 3x3m hoặc 3x4m.

- Bón thúc: Dùng nước giải pha loãng theo tỉ lệ 1/5-1/3 để tưới cho cây hoặc bón bổ sung 0,1-0,5kg ure/cây/năm.

- Cắt tỉa cành: Cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành tăm, cành vượt để tạo độ thông thoáng và đủ ánh sáng cho cây.

Cây chanh không hạt ghép trồng khoảng 2 năm có thể thu chừng 40 kg trái/cây, trên 3 năm tuổi có thể thu hơn 100 kg trái/cây, trái tốt tròn đều, chùm nhiều trái bằng nhau, không bị bọ xít đục trái và ghẻ trái, thu hoạch xong bảo quản trong điều kiện bình thường được lâu và vỏ trái vẫn còn màu xanh sáng.

Cách trồng và chăm bón: Khoảng cách cây 3,5-4m, lấy đất mặt liếp hoặc đất mương đã khô băm nhỏ rồi trộn thêm hỗn hợp phân chuồng hoai, tro trấu và phân lân, một ít thuốc trừ sâu để trị rệp sáp và tuyến trùng rễ, rồi đắp thành mô cao 5 tấc và rộng 5 tấc vuông, móc lỗ đặt cây xuống, mặt đất bầu bằng mặt đất mô, cắm một cây kèm để giữ cho cây mới trồng đứng thẳng không bị gió lay động gốc và giúp cho rễ non mau phát triển. Một thời gian sau, khi đợt đọt non chuyển sang bánh tẻ thì có thể bón một ít phân NPK hoặc xịt thêm phân bón lá để cho cây ra đợt đọt non mới đồng loạt hơn, có thể bấm tỉa những đọt quá dài để tạo tán cây tròn hơn không bị gió làm gãy. Thường thì đọt nhú ra khoảng 2 phân có thể xịt thuốc trừ sâu, đến khi đọt non có nhiều lá lụa có thể xịt thuốc trừ nấm bệnh. Tùy theo tình trạng cây hoặc chu kỳ ra đọt non mà áp dụng phân bón hợp lý.

Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu chích hút (như bọ xít, rầy, rệp): Dùng tay bắt giết hoặc phun Bi58 0,05-0,1%, Basa 0,2%.

- Sâu bùa vẽ: Phun Padan 95WP nồng độ 0,05-0,1%, hoặc dùng hỗn hợp 20ml Decis 25EC+1 lít Bi58 rồi pha loãng với nước nồng độ 0,05-0,07% để phun.

- Nhện trắng gây rám quả: Phun lưu huỳnh bột 20-25kg/ha hoặc Zineb 0,3-0,5%.

- Nhện đỏ: Phun Polytrin 40EC nồìng độ 0,1%, Supracid 40EC 0,2%.

- Sâu đục thân, cành: Bắt giết xén tóc, bẻ cành chớm héo, lấy giây mây bắt sâu non.

- Bệnh đốm đen, bệnh loét, ghẻ: Phun Zineb 0,5%, oxy clorua đồng 0,3-0,5%, Maneb 0,3-0,5%.

- Bệnh phấn trắng: Phun Topsin M nồng độ 0,075-0,1%, lưu huỳnh bột (20-30kg) trộn với (7- 10kg) vôi bột để phun cho 1ha.

- Bệnh Greening: Khi ghép không lấy gốc ghép và mắt ghép có biểu hiện bệnh. Chú ý phun thuốc diệt côn trùng truyền bệnh như rệp nâu, rầy chổng cánh... bằng Bi58 0,1%.

Cần quét vôi mỗi năm 2 lần để phòng sâu đục thân và phun thuốc sâu ngay sau khi lộc non vừa mới nhú để trừ sâu bùa vẽ.